Tích hợp hệ thống

Liên tục cập nhật xu hướng, cải tiến theo công nghệ mới. Áp dụng, triển khai các giải pháp hạ tầng nhằm tối ưu cho khách hàng và mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất.

    Đăng ký dùng thử

    7 ngày dùng thử, không cần thanh toán

    CÁC LỢI ÍCH CỦA DỊCH VỤ

    Lợi ích mà chúng tôi có thể mang lại cho bạn

    HỖ TRỢ 24/7
    Hỗ trợ 24/7/365 với đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp và nhiệt tình.

    TRIỂN KHAI NHANH
    Nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

    THIẾT BỊ CHÍNH HÃNG
    Thiết bị từ các nhà cung cấp hàng đầu thế giới: HP, Dell, Cisco, Acer, Asus…

    Các dịch vụ chúng tôi cung cấp

    Hiện nay, việc chuyển ứng dụng lên cloud là một trong những yêu cầu có độ ưu tiên cao nhất. vậy làm thế nào để việc chuyển đổi được thực hiện bài bản, có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, vận hành tốt nhất? Sau đây xin giới thiệu các kinh nghiệm thực tế về quá trình “lên mây”- còn gọi là cloudification.

    Nhìn từ góc nìn nhà đầu tư, Cloudification thực tế mang lại nhiều hạn chế và rủ ro hơn là lợi ích. Xác định được yếu tố đảm bảo cho dự án cloudification thành công và phương án để biến các yếu tố đó thành hiện thực là cách để bắt đầu.Ba yếu tố then chốt gồm:

    • Tính hiệu quả: tối ưu chi phí, thời gian và nguồn lực sử dụng trong dự án;
    • Tính an toàn: giảm thiểu tối đa rủi ro có thể diễn ra trong dự án;
    • Khả năng quản lý: dự doán và kiểm soát chặt chẽ thời gian, ngân sách và nguồn lực.
    Mô hình Migration Factorry được GCN áp dụng nhằm giải quyết các thách thức trên và đã được áp dụng thành công cho nhiều kachs hàng trong nhiều năm qua.
    Mô hình Migration và ba bước cơ bản "lên mây"
    Mô hình Migration và ba bước cơ bản “lên mây”

    Bắt đầu cẩn trọng với Cloud asessment Cloud assessment giúp định nghĩa chiến lược, giải pháp và lộ trình để chuyển dổi lên cloud với chi phí và nguồn lực hợp lí. Bốn bước trong Cloud assessment bao gồm:

    • Đánh giá thực trạng của lanspace hiện tại như bugs và backlogs đang có, network design, security policy, development, deployment process.
    • Thu thập yêu cầu trong và sau khi thực hiện migration như yêu cầu về data protection, cách thức quản lý, tối ưu tài chính.
    • Đánh giá về khoảng cách giữa thực trạng và mong muốn.
    • Đưa ra giải pháp để chuyển dổi gồm giải pháp kỹ thuật , chi Cloud assessment giúp đánh giá toàn diện trên 3 yếu tố tài chính, kỹ thuật và quản trị dựa trên 5 con đường( 5RE) có thể ứng dụng lên Cloud.
    Mô hình - 5RE - 5 con đường lên Cloud
    Mô hình – 5RE – 5 con đường lên Cloud

    Triển khai hiệu quả với Cloudification

    Cloudification trong mô hình Migration factory là một quy trình chặt chẽ bao gồm: lên kế hoạch, lựa chọn nguồn lwucj phù hợp, đánh giá yêu cầu và giải pháp, thực hiện kiểm thử và điều chỉnh giải pháp, thực hiện kiểm thử và điều chỉnh giải pháp ,lựa chọn tool, thực hiện migration, thực hiện cutover. Quá trình cuoverlaf quan trọng nhất nhằm đảm bảo việc chuyền tải sử dụng từ môi trường cũ sang môi trường mới diễn ra suôn sẻ.Nhiều phương án trong đó có giải pháp cho failback( chuyển ứng dụng quay lại môi trường cũ) cần được chuẩn bị kỹ càng.
    Việc dùng tool là tối quan trọng nhằm giảm thiểu chi phí, rút ngắn thời gian và đặc biệt là giảm
    thiểu rủi ro có thể phát sinh. GCN đã sử dụng Cittus TM Cloudification suite, trong đó Citus TMCloudification Orchestration là trái tim của bộ tool này, để thực hiện những công việc sau:

    • Quản lý toàn bộ môi trường migration.
    • Đơn giản háo hoạt động migration thông qua việc định nghĩa các bước thực hiện cũng như pipeline cho từng ứng dụng hay nhóm ứng dụng.
    • Cung cấp giao diện cho việc quanrlys dự án.

    Quản lý tối ưu Cloud managed

    Cloud tạo ra sự khác biệt lớn so với mô hình data center truyền thống, vì vậy việc quản lý Cloud và các ứng dụng, chỉ cần một nhóm duy nhất để thực hiện quản lý toàn bộ từ hạ tầng, bảo mật cho tới ứng dụng.
    Cloud chuyển mô hình quản lý và chi tiêu tài chính từ CAPEX ( Capital Expense) sang OPEX ( Operational Expense). Với các cơ chws tagging, tổ chwucs resource hoặc account theo nhóm sẽ cung cấp một cơ chế tốt để kiểm soát chi phí cho từng loại service, cost center cho tới hóa chi phí sử dụng và vận hành toàn bộ các ứng dụng và hạ tầng. GCN cũng đã xây dựng và vận hành toàn bộ các ứng dụng và hạ tầng. GCN cũng đã xây dựng &L framework để hỗ trợ khách hàng thực hiện tối ưu chi phí.

    7L framewwork - tối ưu chi phí sử dụng Cloud
    7L framewwork – tối ưu chi phí sử dụng Cloud

    Cloud với khả năng tự động hóa vốn có giúp tăng tính hiệu quả, giảm chi phí trong quản lý. Các hoạt động quản lí gồm:

    • Hoạt động quản lý bằng con người: định kỳ thực hiện thông qua checklist và hướng dẫn.
    • Hoạt động quản lý Hybrid: sử dụng các hệ thống giám sát tự động kết hợp định nghĩa các tham số để hệ thống thông báo xử lý sự cố khi xảy ra.
    • Hoạt đọng quản lý tự động: sử dụng các hệ thống giám sát và ra quyết định tự đọng dựa trên phân tích, sử dụng công nghệ máy và trí tuệ nhân tạo.

    Thêm vào đó, GCN đồng thời phát triển và cung cấp giải pháp Service Portal hướng tới những người dùng phổ thông không có kiến thức sâu về Cloud như quản trị hệ thống có thể dễ dàng sử dụng cho công việc hàng ngày.
    Có thể nói, Cloud đã và đang mở ra con đường cho doanh nghiệp tổ chức thực hiện những cuộc cách mạng hóa nhằm cải tiến quy trình quản lý IT, ứng dụng và mô hình sản xuất kinh doanh ngày một hiệu quả.

    GCN có đầy đủ các giải pháp  cần thiết trên nền điện thoại điện toán đám mây giúp cho khash hàng yên tâm tập trung vào việc kinh doanh chính. Tối ưu hóa phần cứng, giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu, quản lý dễ dàng, chi phí xuống mức thấp nhất …. là những gì chúng tôi làm được cho khách hàng của mình.
    Với các doanh nghiệp sở hữu các dữ liệu và tài nguyên yêu cầu được bảo vệ, việc giám sát tình trạng sử dụng một cách chặt chẽ các dữ liệu và tài nguyên này là yêu cầu hàng đầu.
    Khi mà hệ thống thông tin là nơi lưu trữ và xử lý các số liệu liên quan đến khách hàng  và của doanh nghiệp với giá trị rất lớn, thông qua các dữ liệu này, nguồn tài chính được luân chuyển theo một tình tự và qui tắc chặt chẽ. Nếu các dữ liệu và các tiến trình này bị can thiệp không hợp lệ, chắc chắn sẽ xảy ra  sự rối loạn  và thiệt hại không thể kể hết cho doanh nghiệp cũng như mất mát uy tín của chính doanh nghiệp đó.
    Bằng sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức haotj đọng về lĩnh vực an ninh hệ thống nổi tiếng trên thế giới, công ty chúng tôi luôn ddamr bảo cung cấp cho khách hàng giải pháp về an ninh hệ thống theo 06 cấp độ( tổ chức, pháp luật, điều hành, thương mại, tài chính và về con người) tuân thủ tiêu chuẩn của ISO 27001: 2005 nhằm đảm bảo 3 thuộc tính của nó: Tính tin cậy ( Confidentiality), tính toàn vẹn( Intergrity) và tính sẵn sàng (Availability).
    Dự trên tiêu chuẩn này , công ty chúng tôi luôn cung cấp các giải pháp về an ninh hệ thống tùy theo cấp độ của từng doanh nghiệp vưới những thành phần tối thiểu như:
    GIẢI PHÁP BẢO VỆ ĐA CẤP VỀ PHẦN CỨNG

    Lớp Firewall bên ngoài

    Đây là lớp an ninh chủ lực chuyên dùng để chống lại các cuộc tấn công từ môi trường bên ngoài như hacker, virus, spam….bảo vệ hệ thống giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng xấu từ bên ngoài. Khi được kết nối với môi trường bên ngoài. Trong thực tế: nguy cơ xâm nhập vào hệ thống nội bộ của doanh nghiệp từ các đối tượng ngoại vi (như hacker, virus…), thông tin cung cấp tới người dùng/khách hàng PHẢI được toàn vẹn và các người dùng được phép từ bên ngoài DỄ DÀNG truy cập được.

    Lớp an ninh trung gian

    Lớp an ninh này chủ yếu dựa trên các tính năng an ninh cơ bản của thiết bị mạng, hệ điều hành,… Ví dụ với thiết bị mạng cao cấp chúng ta có thể triển khai những tính năng an ninh mạng cơ bản như:
    Access control list hạn chế truy cập của người dùng cuối qua những phần vùng, những ứng dụng không thuộc phạm vi truy xuất của mình.
    Thiết lập các quyền truy cập thông qua username, password
    Hạn chế kết nối vào hệ thống (kết nối vật lý) tại những vị trí không được phép thông qua tính năng port security, VLAN access control list của thiết bị mạng.
    Phân vùng VLAN hạn chế các dữ liệu vô ích (Broadcast, ARP signal…) tràn ngập từ khu vực này qua khu vực khác, tận dụng tối đa băng thông cho thông tin có ích (traffic thực sự của người dùng) của hệ thống. Ngăn chặn khuyếch tán Virus hay ảnh hưởng liên đới do trường hợp không ổn định của hệ thống phần cứng từ vùng này qua vùng khác, v.v.

    Firewall bảo vệ hệ thống máy chủ (serverfarm) – internal firewall

    Phân hệ tường lửa nội bộ (internal firewall) đóng vai trò hết sức quan trọng là chốt chặn bảo mật cuối cùng bảo vệ toàn bộ hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp. Phân hệ này đồng thời là cửa ngõ kiểm soát trước khi đi vào khu vực nhạy cảm nhất trong hệ thống, là khu vực các máy chủ trung tâm. Điểm đặc biệt tại đây là ngoài việc ngăn chặn các tấn công từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào hệ thống, các thiết bị tường lửa còn phải phân tích các truy cập từ cả trong mạng LAN, lọc và ngăn chặn được những tấn công xuất phát từ trong nội bộ. Hơn nữa do tầm quan trọng như vậy, các thiết bị tường lửa tại phân hệ này phải là loại có công suất xử lý (throughput) cao và đặc biệt là có khả năng hoạt động
    như là thiết bị ngăn chặn xâm nhập IPS (Intrusion Prevention System).
    Trung tâm dữ liệu là nơi chứa đựng tất cả tài sản vô giá của doanh nghiệp về mặt tài chính, thông tin khách hàng… chính vì vậy tại khu vực có tầm quan trọng sống còn này của hệ thống chúng ta cần có giải pháp bảo vệ an toàn cao nhất trong khả năng có thể của công nghệ. (xem sơ đồ minh hoạ).
    Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực an ninh mạng, công ty chúng tối cam kết cung cấp đầy đủ các giải pháp bảo mật toàn diện để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra cho hệ thống mạng máy tính của doanh nghiệp. Giải pháp được xây dựng với thiết bị của các hãng bảo mật hàng đầu thế giới như Fortinet, Watchguard, Astaro … từ cơ bản đến tích hợp rất nhiều cấp độ bảo mật – bao gồm hệ thống tường lửa, diệt virus, ngăn chặn xâm nhập, VPN, lọc nội dung web, ngăn chặn spyware và chống spam – đưuọc thiết kế để giúp khách hàng bảo vệ chống lại các nguy cơ tiềm ẩn ở cấp độ nội dung trên toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp qui mô nhỏ cho đến lớn.

    Updating!!!

    I. Giới thiệu chung:

    Mục đích :
    − Tổng hợp các sức mạnh đơn lẻ thành một
    − Tăng cường khả năng chịu lỗi
    Về kỹ thuật :  hệ thống sẽ bao gồm các hệ thống con:
     
    1. Web server
    − Đây là hệ thống public, phục vụ cho mục đích marketing, quảng bá đưa hình ảnh hoạt động, sản phẩm của công ty đến với mọi người.
    − Hệ thống này, về kỹ thuật, cho phép tất cả người dùng Internet đều có thể tìm kiếm thông tin, trao đổi thông tin với website của bạn. Do vậy, cần phải đảm bảo về tốc độ truy cập, tính ổn định.
     
    2. Database Server
    − Hệ thống Database chung để Web server access vào lấy dữ liệu và hiển thị nội dung trên website.
    − Đây là hệ thống chứa mọi thông tin cho hoạt động cả Public & nội bộ công ty.
    − Do vậy, hệ thống DB phải đủ mạnh, ổn định & an toàn dữ liệu.
     
    3. Proxy server (Load Balancing)
    − Đây là hệ thống chuyển tiếp thông tin và kiểm soát thông tin, tạo sự an toàn cho server web, database server.
    − Chức năng Load Balancing (LB) cho các web server sẽ được cài đặt trên máy chủ Proxy này.

    II. Mô hình kết nối:

    III. Thiết bị và các yêu cầu khác:

    − 3 IP PUBLIC  :
    • IP WAN 1 : Sẽ được gán cho LB1
    • IP WAN 2 : Gán cho LB2
    • IP WAN 3 : Sử dụng cho Virtual IP  ( Người dùng sẽ truy cập đến các Webserver thông qua địa chỉ này )
     
    − Cần 4 Server :
     
    • 2 Server đóng vai trò control việc load balancing  :
    + Mỗi Server cần có 2 Interface .
     
    + Vì là nơi chuyển traffic chính nên yêu cầu throughput cho network traffic cao.Khả năng throughput này dựa trên CPU và RAM .
    • 2 Server đóng vai trò Website
    +  Lưu trữ thông tin website trên đây .
     
    + Trên 2 Server ta có có thể setup phù hợp để làm database server.
     
    + Để  đảm việc đồng bộ giữa 2 database trên 2 server này luôn giống nhau , ta có thể thiết lập giải pháp replicate database
     

    IV. Cách thức hoạt động: 

    − Ta sẽ có 2 Server đảm nhận vai trò là LoadBalancer và Firewall .
    − Load Balancer :
    • 1 Server đóng vai trò là active. ( ở đây là LB1)
    • Server còn lại giữ vai trò standby. ( LB2 )
    • Khi bên ngoài truy cập đến website thông qua địa chỉ : IP WAN3 . sẽ được redirect theo đường dẫn (mũi tên màu đen) đến server LB1 (Active ). LB1 sẽ tự động thực hiện nắm giữ việc load balancing tới 2 Web Server
    • Khi Server LB1 không còn khả năng phục vụ , lúc này server LB2 sẽ được tự động chuyển lên Active tiếp tục nắm giữ việc load balancing đến 2 Web Server , đảm bảo cho việc truy cập đến website liên tục đối với người dùng internet  ( đường dẫn mũi tên màu đỏ )
    • Khi Server LB1 up lên lại , vai trò sẽ được tự động chuyển lại cho LB1 .
    • Bằng cách này ta có thể đảm bảo độ sẵn sàng cao và cân bằng tải cho website .
    − Firewall :
    • Các Web Server sẽ được đặt trong vùng DMZ được bảo vệ bởi LoadBalancer ( Nhờ vào Firewall được cài đặt trên Load Balancer)
    − Mô hình 1:
    – Mô hình này thích hợp cho trường hợp :
    . Dữ liệu trong database lớn và yêu cầu bảo mật cao
    . Web Server thực thi Read và Write liên tục đến Database.
    – Với mô hình trên :
    . Web Server và Database chạy độc lập trên mỗi Server vật lý .
    . Có thể triển khai cấu hình phần cứng thích hợp cho Web Server và Database Server .
    . Đảm bảo Secure . Trường hợp Hacker tấn công nắm quyền kiểm soát trên Web Server =>Vẫn còn phải thao tac kết nối đến Database Server
    – Việc Replicate giữa 2 Database Server sẽ không ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoạt động của Web Server ( Do chạy độc lập ) .
    – Tăng khả năng chịu tải của Web Server ( Do không phải share resource với database )
    – Việc truy xuất dữ liệu chỉ trong mạng LAN và không ảnh hưởng đến 2 Load Balancer .
    – Mô hình 2:
    – Mô hình này ta đặt Database và Web trên đồng thời mỗi Server .
    – Mô hình này áp dụng trong trường hợp dữ liệu database thuộc vào dạng ít hoặc trung bình. Nhưng đòi hỏi truy cập vào web nhanh và luôn sẵn sàng (số lượng Web Server lên đến 4)
    – Với mô hình trên , lượng request từ Internet sẽ được phân tải đến 4 Server.
    – Database trên mỗi Server sẽ đồng bộ với nhau . ( Lên đến 4 )
    – Lúc này , do Load Balancer phải chịu tải lên đến 4 Server => Yêu cầu cấu hình mạnh cho 2 máy LoadBalancer
    Phòng chống thảm họa – Disaster Recovery cho các kho dữ liệu lớn, quan trọng là việc làm không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào đã và đang hoạt động chủ yếu dựa trên CNTT. Tuỳ theo mức độ và tầm ảnh hưởng của CNTT đối với hoạt động của doanh nghiệp sẽ có những giải pháp an toàn tương ứng.
     
    GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
    Tùy theo từng mức độ quan trọng của dữ liệu cũng như đặc thù từng doanh nghiệp, công ty chúng tôi luôn có những giải pháp dự phòng phù hợp như sau:
     
    – Giải pháp đơn giản, chỉ sao lưu dữ liệu dự phòng
    Với giải pháp này, chỉ có phương án sao lưu dữ liệu dự phòng ra băng từ (tape) hoặc các thiết bị khác ngoài hệ thống. Dữ liệu được sao lưu hàng ngày và các băng từ được chuyển đến một nơi khác (offsite) để cất giữ. nên khi cần khôi phục các tape được mang trở lại để khôi phục lại phần dữ liệu bị sự cố.
     
    Lợi điểm của giải pháp này là chi phí thấp, quản trị đơn giản rất phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ.
     
    – Giải pháp xây dựng trung tâm dữ liệu dự phòng và sao lưu dữ liệu theo chu kỳ
    Với giải pháp này chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng xây dựng trung tâm dự phòng dữ liệu có kết nối với trung tâm chính. Nhưng chỉ sao lưu dữ liệu và định kỳ theo chu kỳ.
     
    Bảo vệ hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp sao cho thông tin và dữ liệu luôn trong trạng thái sẵn sàng truy cập là yêu cầu rất quan trọng và ngày càng được đề cao. Bên cạnh việc sử dụng các phương án sao lưu dữ liệu tại chỗ thì phương án chuẩn bị một Trung tâm hạ tầng dự phòng cho Trung tâm chính, là phương án đảm bảo an toàn nhất trong các trường hợp Trung tâm chính xảy ra các sự cố về thiên tai, hoả hoạn v.v…
     
    Ngày nay, CNTT có ảnh hưởng quyết định đến hầu hết các doanh nghiệp/tổ chức lớn, vì vậy, việc dừng hệ thống sẽ gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp về tài chính cũng như uy tín của mình, cho nên việc xây dựng các giải pháp dự phòng sao cho toàn bộ hệ thống không bị ảnh hưởng nhiều khi có sự cố lớn như động đất, thiên tai, cháy nổ…là việc làm rất cần thiết và giải pháp phòng chống thảm họa chuyên nghiệp do công ty chúng tôi cung cấp cũng không nằm ngoài mục đích trên nhằm giúp các doanh nghiệp luôn bảo toàn được mọi hoạt động của mình trong những điều kiện thiên tai khắc nghiệt nhất.
    Với giải pháp này tuy chưa đảm bảo an toàn cho tất cả dữ liệu vì sao lưu trực tuyến nhưng hệ thống vẫn cần một khoảng thời gian ngắn để thực thi, nhưng giải pháp này đã có thể đảm bảo gần như 99,99% dữ liệu của doanh nghiệp được sao lưu an toàn.
    Để thực hiện giải pháp này chúng ta cần các yếu tố:
    • Đòi hỏi phải xây dựng một TTDL dự phòng với các thiết bị tương thích.
    • Dữ liệu được sao lưu trực tuyến về trung tâm dự phòng bằng đường truyền tốc độ cao.
    • Khi TTDL chính bị sự cố, TTDL dự phòng khôi phục dữ liệu có sẵn và sẵn sàng thay thế TTDL chính.
    – Giải pháp xây dựng TTDL dự phòng và đồng bộ dữ liệu bằng đường truyền cao tốc
    Với giải pháp này chúng tôi đảm bảo tất cả dữ liệu của doanh nghiệp được sao lưu về trung tâm dự phòng nhờ khả năng đồng bộ dữ liệu liên tục. Tức bất kỳ giao dịch phát sinh thay đổi nào tại trung tâm chính đều được đồng bộ ngay tức thời về trung tâm dự phòng. Mặc dù với giải pháp này đã đảm bảo dự liệu của doanh nghiệp luôn được bảo toàn trong bất kỳ trường hợp sự cố nào ở trung tâm chính, nhưng ngoài nhược điểm chi phí khá cao thì giải pháp này vẫn hạn chế vì cần một thời gian ngắn nhất định để khôi phục khi có sự cố xảy ra.
    Để triển khai giải pháp này cần:
    • Đòi hỏi phải xây dựng một TTDL dự phòng với các thiết bị tương thích.
    • Dữ liệu được đồng bộ giữa 2 site bằng đường truyền tốc độ cao.
    • Khi TTDL chính bị sự cố, TTDL dự phòng sẵn sàng thay thế TTDL chính.
    – Giải pháp DR toàn diện
     
    Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng, công ty chúng tôi đảm bảo cung cấp cho khách hàng giải pháp DR toàn diện về mặt dữ liệu cũng như tự động khôi phục hoạt động mà không phải tạm ngưng hệ thống trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
     
    Trong giải pháp kỹ thuật này chúng tôi xây dựng dự phòng cho hầu hết các thành phần có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn DR quốc tế. Tức dự phòng bao gồm cho: dữ liệu, máy chủ, hệ thống mạng, hệ thống an ninh…. như mô hình tham khảo dưới đây.

    Dịch vụ liên quan

    GCN Network

    Chỗ đặt Server lý tưởng

    Datacenter chuẩn Tier 3, điện dự phòng N+1, nhiệt độ 22±1℃/ độ ẩm 50±10%, chống cháy bằng Nitơ(N2), an ninh theo dõi mọi di chuyển, theo dõi từng note mạng, Data đặt tại Hà Nội – TP.HCM, hạ tầng thiết bị chính hãng, băng thông không giới hạn Phục vụ kỹ thuật chu đáo.

    Phục vụ kỹ thuật chu đáo

    Đội ngũ hỗ trợ là các Chuyên gia Công nghệ dầy kinh nghiệm, trực support 24/ 24, sẵn sàng hỗ trợ mọi vấn đề Bạn gặp phải, tối thiểu thời gian thay thế thiết bị khi cần, cung cấp thiết bị tạm thời khi cần và Gdata tiếp nhận thiết bị Server tại Văn phòng của Bạn.

    Data VNPT

    Khu CN Nam Thăng Long, Bắc Từ Liêm, HN

    Data VNPT

    Tân Thuận, TP.HCM

    Data Viettel

    Km1, Đường Pháp Vân, Cầu Giẽ, Hoàng Mai, Hà Nội

    Data Viettel

    Khu Công nghiệp Sóng Thần, Bình Dương

    Đối tác của chúng tôi

    Hãy chia sẻ bài viết này nếu thấy hữu ích